Banner
Ngôn ngữ

Quản lý đào tạo - Tin tức

03/06/2020
;

IELTS Listening: Các bước phân tích và làm bài dạng Matching

03/06/2020

Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng mà ai học ngôn ngữ cũng lo lắng, nhất là nghe và thực hành các dạng bài tập trong IELTS. Dưới đây là một số tips có thể giúp bạn bớt đi nỗi sợ hãi về kỹ năng nghe dạng bài Matching.

IELTS Listening dạng Matching – Nối đáp án

Dạng câu hỏi Matching được xem là khó trong bài thi IELTS vì nó liên quan nhiều đến ý và bạn cần phải biết cách phân tích để chọn đúng hai đáp án ghép nối với nhau.

Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ về nó.

I. Dạng Matching trong IELTS Listening là gì?

Nên nhớ là dạng này không giống trong Reading, các bạn cần chú ý.

Ví dụ cho câu hỏi Matching trong Listening

Matching listening ielts test

Matching listening ielts test

Bạn sẽ thấy hai phần thông tin thường được đánh dấu với một dãy chữ cái và một dãy số theo thứ tự. Thường họ sẽ yêu cầu nối nội dung theo chữ cái với số hoặc ngược lại.

Có thể đôi khi đề bài khác biệt với tranh nhưng ít hơn. Và kiểu hình thức ra đề vẫn tương tự.

Dạng Matching trong IELTS Listening có hai kiểu:

1. Nối đáp án 1-1 với nhau, nghĩa là một người chỉ đi với 1 người thành 1 cặp thôi.

Yêu cầu thường thấy của dạng bài này: You chose one letter.….

Hoặc Write the correct letter, A, B or C next to questions 1-3

2. Nối đáp án 1 – nhiều. Nghĩa là, một người có thể đi với nhiều người. Trong phần câu hỏi so với các tùy chọn đáp án, thì có 2 câu trở lên phù hợp với 1 lựa chọn ở trên.

Yêu cầu thường thấy của dạng bài này: You may chose any letter more than once

Hoặc Write the correct letter, A, B or C next to questions 1-4/5/6/7…

Dạng thứ 2 là khó nhằn và hay được ra nhiều hơn.

Tuy nhiên thì cả hai đều khó. Thường thì dạng câu này sẽ xuất hiện ở Section 3.

Nhưng đừng lo, một số tips được hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn phần nào. Luyện tập chăm chỉ, câu hỏi IELTS Listening không còn là nỗi lo.

1. Các bước phân tích và làm bài dạng Matching

Gợi ý cho các bạn những bước để bắt đầu làm dạng bài như sau:

Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn câu hỏi để bạn biết bạn cần nối danh sách bên nào với bên nào.

Vì có hai bên tương ứng nhau, bạn cần đọc kỹ giúp tránh nối sai thứ tự câu và bắt đầu theo thứ tự được chính xác.

Trong quá trình làm bài, khi đã chọn được đáp án nối đúng cho câu hỏi thì bạn đánh dấu để tiếp tục lựa chọn dưới.

Nhưng, đừng đánh dấu ở dãy chọn còn lại, vì có thể câu hỏi bên này sẽ nối được với

Bước 2: Đọc phần tùy chọn thông tin ở dãy danh sách.

Nhớ đọc kỹ để hiểu được nó đang nói về cái gì?

Bước 3: Tìm kiếm những cụm từ, từ đồng nghĩa của các từ liên quan trong tiêu đề câu hỏi và đáp án, tùy chọn thông tin đã cho.

Bước 4: Sử dụng các thông tin được cung cấp ở hai danh sách để đoán các loại câu hỏi mà bạn có thể được nghe.

Bước 5: Nghe thật kỹ để tìm câu trả lời. Câu trả lời sẽ theo thứ tự từ trước đến sau. Bạn có thể áp dụng những tips hay dưới đây giúp biết được câu trả lời đúng hơn.

Bước 6: Lắng nghe và chọn câu trả lời vào giấy.

2. Tips để bạn làm bài Matching hiệu quả

Làm thế nào để nối đúng các lựa chọn theo danh sách được đề ra?

Tips mà bạn có thể tham khảo áp dụng:

Như các bước làm bài ở trên, bạn đọc kỹ yêu cầu câu hỏi, hai danh sách thông tin được cho để hiểu sơ lược về bài nghe mình sắp nghe.

Gạch chân những từ khóa mà bạn thấy quan trọng (trừ giới từ, các từ liên kết…) trong hai dãy danh sách thông tin.

Cố gắng nghĩ về từ đồng nghĩa của những từ khóa này. Vì khi nghe, người ta sẽ không đọc đúng 100% như từ khóa bạn có mà sử dụng từ đồng nghĩa, khiến bạn bị loạn.

Từ paraphrase từ đến rút gọn, từ đồng nghĩa…mà bạn thấy được ở các từ khóa thì bạn vẫn nên ghi rõ bên cạnh để khi nghe, bạn nhận ra từ này thì tự động biết đó là câu hỏi, đáp án.

Bạn cần tập trung vào đề thi và lắng nghe suốt câu hỏi. Đặc biệt trong dạng câu mà nối 1 – nhiều đáp án. Điều này rất khó, vì bạn cần vừa phải nhìn bao quát toàn đề khi nghe bài nghe. Không còn gì khác, bạn cần luyện tập nhiều để rèn luyện khả năng nghe của mình.

Câu hỏi được ra theo thứ tự trong bản ghi âm. Khi đã lỡ phần câu hỏi nào thì hãy bỏ qua để tiếp tục câu tiếp theo, đừng do dự.

Một số điểm cần chú ý:

Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, chuyển các đoạn ghi âm. Bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để đọc câu hỏi và thông tin được cho, nhận định cho bài nghe tiếp theo.

Nếu bạn nghe thấy những dạng từ như “even though’, ‘but’, or ‘however’, although ….thì đó là những câu thể hiện ý nghĩa có sự thay đổi. Đây là điểm bẫy thường gặp trong bài thi, bạn cần chú ý.

Như đã kể trên, chú ý các từ, cụm động từ, Praphase sẽ được thay thế để nắm được đáp án.